Chuột rút một trong những rắc rối thường trực mà bất kỳ người chơi thể thao nào cũng phải thường xuyên đối mặt. Trong đó đáng kể nhất chính là bóng đá – bộ môn ghi nhận số lượng ca chuột rút trong trận đấu cao nhất. Kế đó là bóng chuyền và chạy bộ,… Chuột rút khiến các cầu thủ bị đau dữ dội, thậm chí ở những tình huống nặng, bạn buộc phải tạm rời sân. Nghiêm trọng hơn nữa nếu không xử lý đúng cách chính là việc tính mạng cũng bị đe dọa. Vậy nên nhận thức đúng và nắm vững cách xử lý đúng đắn khi chơi đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền,… là điều rất cần thiết. Mời bạn tham khảo ngay những lời khuyên hữu ích dưới đây.
Đừng chủ quan về chuột rút khi chơi bóng
Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co rút cơ đột ngột. Gây đau dữ dội ở một vùng bắp thịt thường do hoạt động quá sức. Làm bệnh nhân không tiếp tục cử động được. Chuột rút thường xảy ra nhất khi người chơi thể thao vận động với cường độ cao trong thời gian dài. Khi đó các cơ bắp bị mỏi quá độ, đồng thời cơ thể bị mất nước do đổ mồ hôi.
Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân cơ đùi trước và sau; kế đến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay… Các cơ bắp bị co rút đột ngột gây ra những cơn đau thắt. Có thể khiến các chi tạm thời không thể hoạt động. Quá trình này có thể kéo dài từ vài dây đến cả chục phút. Xét về tính chất, chuột rút không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xử trí không đúng cách và kịp thời. Đặc biệt tại môi trường nước hay đang lái xe thì có thể dẫn đến tai nạn, chết đuối. Hoặc nếu tình trạng chuột rút thường xuyên xảy ra (trên 3 lần/tuần và kéo dài hàng tháng).
Khi bị chuột rút lúc đang chơi thể thao, người chơi nên tạm dừng và nghỉ ngơi. Trường hợp bị nhẹ có thể tự mình nắn và co duỗi phần cơ đau nhức. Nếu bị nặng không thể tự lo liệu thì cần nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh để xử lý tình huống.
Cách xử lý chuột rút khi chơi bóng đá
Phương pháp xử lý chuột rút phổ biến nhất chúng ta vẫn thường hay thấy khi xem các trận bóng đá. Cách xử trí ban đầu khi bị chuột rút lúc đang đá bóng: bạn phải lập tức dừng đá, cố gắng hít thở sâu và thả lỏng bắp thịt đang bị co rút. Tiếp tục dùng ngón tay cái ấn thật mạnh vào vùng bạn cảm thấy đau nhất. Lúc này bạn sẽ rất đau nhưng cơn đau sẽ dịu đi ngay sau đó.
Đó là kéo duỗi cơ 15 – 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Sau đó xoa bóp nhẹ vùng cơ bị chuột rút cho đến khi thấy ổn. Chườm nóng lên phần cơ bị căng rồi sau đó chườm lạnh vào phần cơ bị đau. Uống nhiều nước bù khoáng, điện giải hay nước muối. Nếu tình trạng chuột rút xảy ra nhiều lần hay kéo dài không khỏi thì nên gọi cấp cứu hoặc đưa đến bác sĩ chuyên khoa thể thao để kiểm tra.
Đối với trường hợp thường xuyên bị chuột rút thì có thể đây là một dấu hiệu của bệnh lý. Vì thế bạn cần đến các phòng khám cơ xương khớp hay chuyên khoa thể thao để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Tiến hành các xét nghiệm liên quan, từ đó có phương án điều trị thích hợp.
Các biện pháp phòng ngừa chuột rút trong bóng đá
Để đề phòng chuột rút những lần chơi bóng tiếp theo, bạn cần nghiêm túc hạn chế vận động mạnh khi vừa mới bị chuột rút. Khởi động thật kỹ và tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện. Đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Hạn chế chất kích thích (cà phê, rượu, bia, thuốc lá…). Quá trình này sẽ giúp các cơ bắp được co giãn dần và thích nghi với cường độ vận động cao. Sử dụng các dụng cụ, phụ kiện thể thao ngăn ngừa chuột rút như: vớ chống chuột rút, băng keo quấn cơ, bình xịt lạnh…