Chơi thể thao cũng đồng nghĩa với việc rèn luyện sức khỏe thì điều hiển nhiên không thể nào tránh khỏi việc gặp những bị chấn thương ở mức độ đơn giản hay cực kỳ nghiêm trọng. Cho nên, việc chúng ta có được những cách để phòng tránh được các chấn thương khi rèn luyện các môn thể thao là cực kỳ quan trọng, cần phải quan tâm đến, bởi chúng không chỉ làm gián đoạn công việc, mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này. Vì thế, để giúp bản thân đảm bảo tránh được những nguy hiểm trong lúc chơi thể thao, thì bekanam mời bạn tham khảo cách hạn chế chấn thương ngay bên dưới bài viết này nhé.
Cách giúp bạn hạn chế được những chấn thương trong khi chơi thể thao
Khởi động, làm ấm các cơ bắp trước khi chơi
Theo một số nghiên cứu mới nhất thì việc khởi động làm nóng cơ thể tại chỗ có thể thúc đẩy các cơ bắp ấm dần lên. Từ đó tạo sự cân bằng trước và trong khi chơi thể thao. Thời gian khởi động càng lâu càng làm giảm nguy cơ chấn thương. Nhất là ở các bộ môn thể thao đòi hỏi sức bền cao như bóng đá, bóng chuyền…
Luyện tập thường xuyên
Một nguyên nhân xảy ra phổ biến khiến tăng nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao đó là không tập luyện đều đặn. Nghĩa là nếu bạn có sự phân chia thời gian biểu luyện tập hợp lý thì có thể hạn chế được các chấn thương không mong muốn.
Nên dành thời gian nghỉ ngơi sau khi vận động
Việc tập luyện thể dục thể thao quá nhiều có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với hệ xương khớp và cơ bắp. Bởi lẽ sau khi trải qua quá trình vận động nặng. Cơ bắp của bạn luôn cần được nghỉ ngơi để hồi phục và trở nên mạnh mẽ hơn.
Song song với việc nghỉ ngơi phục hồi, bạn có thể chọn thêm phương thức khác như tắm nước đá, massage…. Kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Ngoài ra, sau thời gian tập thể thao cường độ cao. Bạn có thể bổ sung ngay thức uống có chứa carbohydrate hoặc thực phẩm nhiều protein. Việc dung nạp thêm hai dạng thực phẩm này không chỉ giúp giảm nhanh những cơn đau nhức cơ bắp. Mà còn tăng khả năng phục hồi sớm để bạn quay trở lại với việc luyện tập.
Lựa chọn cho bản thân những dụng cụ chơi thể thao phù hợp
Dụng cụ chơi thể thao thích hợp với từng bộ môn sẽ góp phần bảo vệ rất tốt cho các cơ quan trên cơ thể bạn. Chẳng hạn bạn chơi bộ môn đá banh. Thì vai trò của đôi giày khá quan trọng nhằm bảo vệ phần gân nối gót chân với bắp chân. Hoặc nếu bạn chơi tennis thì nên chọn một cây vợt tennis có trọng lượng nhẹ. Chỉ nên ở mức vừa phải để không làm căng cẳng tay quá sức.
Tránh để cơ thể bị mất nước
Dù bạn chơi bất kỳ môn thể thao nào thì cũng không nên để cơ thể bị mất nhiều nước. Nếu tình trạng mất nước xảy ra, bạn sẽ không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như bình thường. Làm cho nhiệt độ cơ thể có nguy cơ tăng cao. Mặt khác, mất nước cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất hoạt động của bạn. Lúc này, lượng máu trong cơ thể giảm bớt, gây nên tình trạng thiếu oxy ở các cơ bắp. Khiến bạn bị hụt hơi, kiệt sức. Có nguy cơ cao gặp chấn thương thể thao.
Một số chấn thương thường gặp nhất khi chơi thể thao
Bong gân mắt cá chân tùy theo mức độ cần chữa trị kịp thời
Mắt cá chân có cấu trúc khá phức tạp, được bao bọc bởi nhiều dây chằng có tác dụng kết nối các xương lại với nhau. Đồng thời kiểm soát hiệu quả các chuyển động của cơ thể. Hiện tượng bong gân mắt cá chân xảy ra khi mắt cá xoay và bị lật vào trong đột ngột. Làm cho các dây chằng quanh mắt cá bị đứt. Bong gân mắt cá chân thường xảy ra ở những người thường chơi các môn thể thao bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục… Khi bị bong gân bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định mức độ nghiêm trọng và có cách chữa trị kịp thời.
Giãn cơ do khởi động không kỹ
Giãn cơ là hiện tượng cơ bị kéo căng quá mức do người chơi thể thao không khởi động kỹ. Giãn cơ có thể xảy ra một trong hai trường hợp là chỉ có một số sợi cơ bị đứt hoặc đứt toàn bộ bó cơ gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn. Ở trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần chườm đá và nghỉ ngơi để giảm sưng tấy. Nếu tình trạng nặng hơn bạn nên đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ nhé.
Chấn thương phần khủy tay khi chơi quần vợt hoặc chơi gôn
Khi khủy tay của bạn phải làm việc quá nhiều trong một thời gian dài như trong lúc chơi quần vợt hoặc chơi gôn thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị đứt gân khuỷu tay. Những người từ 30−60 tuổi dễ gặp vấn đề khủy tay quần vợt.
Chấn thương khủy tay do chơi quần vợt không phải là một chấn thương nghiêm trọng. Vì vậy, cách tốt nhất để hồi phục là nghỉ ngơi, ngừng chơi quần vợt hoặc chơi gôn trong một thời gian và đợi cho đến khi cơn đau khỏi hẳn. Sau khi cơn đau chấm dứt hoàn toàn, bạn có thể chơi lại những môn thể thao này. Chấn thương thể thao khiến cho bạn phải chịu những cơn đau và phải ngưng vận động trong thời gian đợi hồi phục. Chính vì vậy, bạn cần phải khởi động kỹ cũng như cẩn trọng trong quá trình chơi.
Chấn thương gân khoeo do quá trình tập luyện quá mức
Gân khoeo có cấu tạo gồm ba cơ bắp riêng biệt ở đùi. Nguyên nhân gây ra tình trạng chấn thương gân khoeo có thể là do chân bị căng giãn quá mức trong quá trình tập thể thao. Đối với chấn thương gân khoeo. Bạn cần đợi phục hồi hoàn toàn rồi mới quay trở lại vận động. Nếu không rất dễ tái phát trở lại nếu không tuân thủ thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Đứt gân khuỷu tay do dành thời gian cho thể thao quá dài
Đứt gân khuỷu tay thường xảy ra khi chơi tennis hoặc chơi gôn. Chấn thương này xuất phát từ việc bạn dành thời gian chơi thể thao quá nhiều. Mà không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tốt nhất bạn nên khởi động thật kỹ trước khi chơi. Cũng như đề phòng những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình chơi nhé.
Đau cẳng chân
Đau cẳng chân do các cơ gần xương cẳng chân bị đau. Bạn sẽ dễ bị đau cẳng chân khi chạy bộ. Đặc biệt là chạy trên bề mặt cứng như đường lát đá. Mới chạy bộ hoặc không có giày hỗ trợ phù hợp để luyện tập. Bạn có thể chườm đá và nghỉ ngơi khi bị đau cẳng chân. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm (còn gọi là NSAIDs).
Chấn thương dây chằng chéo trước
Chức năng của dây chằng chéo trước là giúp giữ chặt xương chân vào đầu gối. Nếu bạn nghe tiếng ‘bụp’ lớn trong đầu gối, đau đến mức bạn không thể cử động, đầu gối sưng to thì bạn đã bị rách dây chằng chéo trước. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay vì đây là một trong những chấn thương thể thao nghiêm trọng nhất. Nếu chấn thương nghiêm trọng, bạn có thể phải trải qua phẫu thuật để duy trì hoạt động thể chất sau này.
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên đây, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về cách hạn chế chấn thương khi chơi thể thao. Đồng thời chúng tôi còn đưa ra gợi ý một số loại chấn thương thường gặp. Chúc bạn tham gia thể thao an toàn nhé.