Phải thừa nhận thẳng thắn một điều rằng đội tuyển Tây Ban Nha đã có những trận đấu với lối chơi kiểm soát hay nhất tại giải EURO 2020. Nhưng may mắn không mỉm cười do sở hữu đội hình không có tiền đạo giỏi, đội tuyển xứ Bò Tót đành phải tự gạch tên nhường bước cho đội tuyển Ý vào chung kết Euro. Tuy thành trì của đội quân La Roja được dẫn dắt bởi HLV Luis Enrique đã dừng chân trên sân Wembley, nhưng những con số ấn tượng trong mùa giải khiến nhiều người phải nể phục như 70,1% thời lượng kiểm soát bóng, 908 đường chuyền và 16 cú dứt điểm.
Tây Ban Nha là đại diện xuất sắc nhất của trường phái kiểm soát
Tây Ban Nha có lối chơi sở hữu bóng khá tốt
Trong sự suy giảm chung này thì Tây Ban Nha vẫn nổi lên như là đại diện xuất sắc nhất còn lại của trường phái kiểm soát, pressing. La Roja có thời gian giữ bóng trung bình trước khi mất bóng ở EURO 2020 là 32,9 giây, cao nhất giải. Nếu bạn cố gắng pressing, gây sức ép lên cầu thủ cầm bóng của TBN, họ sẽ ngay lập tức chuyền quả bóng cho đồng đội đứng ở vị trí gần đó.
Còn nếu bạn không gây sức ép, họ sẽ đi bóng cho tới tận phần sân của bạn để buộc bạn phải thực hiện hành động phòng ngự. Nếu bạn cướp được bóng thì TBN cũng sẽ lập tức tổ chức vây ráp để giành lại bóng ngay tức thì. Đó chính xác là những gì La Roja thể hiện ở trận gặp Italia.
Tuyến giữa Azzurri đã bị choáng bởi khả năng chuyền bóng siêu hạng của La Roja
Chỉ có 2 đội có thời gian kiểm soát bóng trên 55% ở EURO 2020 là Đức (61,8%) và TBN (71,9%). Italia cũng là đội tuyển chơi thiên về kiểm soát. Nhưng khi đối đầu với La Roja, tuyến giữa Azzurri đã bị huỷ diệt bởi khả năng chuyền bóng siêu hạng của TBN. PPDA của La Roja trận đó là 7,4 – nghĩa là họ chỉ để Italia chuyền bóng trung bình 7,4 lần trước khi có một hành động phòng ngự. Trong khi con số tương tự của Azzurri là… 21,9.
Trước trận bán kết, thời gian kiểm soát bóng trung bình của Italia là 57%; với trung bình 551,1 đường chuyền và 18,9 cú sút/trận. Nhưng ở 120 phút gặp TBN, Azzurri chỉ kiểm soát bóng 31% và tung ra vỏn vẹn 7 cú sút. Bàn thắng duy nhất của Italia cũng tới từ một pha phản công. Tất cả đều chỉ ra cho dù bóng đá kiểm soát; pressing không còn được ưa chuộng ở EURO 2020. Nhưng TBN vẫn là đại diện xuất sắc nhất của trường phái này.
Những con số thống kê PPDA ở mùa giải EURO
Có 2 điều được rút ra sau EURO 2020. Thứ nhất: Không còn nhiều đội bóng chơi theo kiểu kiểm soát thế trận và pressing gắt. Và thứ hai: Trong tổng quan suy giảm của bóng đá kiểm soát thì ĐT Tây Ban Nha vẫn nổi lên như là đại diện xuất sắc nhất của trường phái này.
Passes Per Defensive Action (PPDA) là gì?
Nếu sơ đồ 3 trung vệ đã trở thành mốt ở EURO 2020 thì một xu hướng khác được nhận thấy ở giải đấu lần này: Đó là việc không còn nhiều đội chơi theo kiểu kiểm soát bóng, pressing gắt gao nữa.
Trước tiên, tìm hiểu xem Passes Per Defensive Action (PPDA) là gì? PPDA là số đường chuyền trung bình trước một hành động phòng ngự. Hành động phòng ngự có thể là tắc bóng, đánh chặn, phạm lỗi… Trong 5 giải đấu hàng đầu châu Âu mùa 2019/20, chỉ số PPDA là 12,06 – tức cứ trung bình 12,06 đường chuyền thì các đội bóng sẽ có 1 hành động phòng ngự.
EURO 2020 cũng chứng kiến sự tụt giảm của PPDA
Con số tương tự mùa 2020/21 là 12,51 – nghĩa là các CLB để đối thủ chuyền nhiều hơn (so với mùa 2019/20) mới có một hành động phòng ngự. Mùa 2019/20, có 15/98 CLB ở 5 giải đấu hàng đầu châu Âu có chỉ số PPDA dưới 10. Sang tới mùa 2019/20, con số tương tự giảm xuống còn 6 đội.
EURO 2020 cũng chứng kiến sự tụt giảm này. Cụ thể, ở EURO 2016 thì PPDA là 12,78. Tới kỳ EURO này PPDA là 14,58. Có 9 đội tuyển có PPDA cao hơn con số 16 (trong đó có cả Anh: 18,1). Khi PPDA càng cao có nghĩa đội tuyển đó để đối phương chuyền bóng càng nhiều mới có một hành động phòng ngự. Nói một cách khác, PPDA ở EURO 2020 cao chứng minh không còn nhiều đội chơi kiểu kiểm soát bóng và lấy pressing giành lại bóng làm nền tảng.
La Roja bị loại vì chất lượng sút bóng
Tây Ban Nha đã chơi không tệ ở EURO 2020. Họ chỉ bị loại vì dứt điểm quá kém. Cụ thể, Olmo và Gerard Moreno đã tung ra tổng cộng 36 cú dứt điểm; với số bàn thắng kỳ vọng là 4,5. Nhưng thực tế bộ đôi này lại không ghi được bàn nào. Nếu có hàng công sắc nét hơn; La Roja rất có thể đã vào chung kết.
Có giai đoạn họ áp dụng chiến thuật không có tiền đạo. Nhưng các mũi nhọn này vẫn là chân sút hàng đầu; tung vào sân là lập tức biết cách ghi bàn. Còn bây giờ các tiền đạo Tây Ban Nha khi đối mặt với những trận đấu lớn; thực sự là không tốt.
Họ có thể “bắt nạt” những đội yếu như Slovakia tại vòng bảng; có thể ghi bàn trước các lão tướng Croatia đã hết hơi ở vòng 1/8. Nhưng các trận hòa chật vật trước Ba Lan, Thụy Điển; Thụy Sĩ (thắng nhờ đá 11 m) đều cho thấy cùng một đáp số là dứt điểm quá kém. Vậy nên trước tuyển Ý, sút tệ như vậy thì Tây Ban Nha không xứng đáng; vào chung kết là hoàn toàn có thể hiểu được!