Bóng chuyền là 1 bộ môn thể thao Olympic, trong đó 2 đội được tách ra bởi 1 tấm lưới. Mỗi đội cố gắng ghi điểm bằng cách là đưa được trái bóng chạm phần sân đối phương theo đúng luật quy định. Bộ luật hoàn chỉnh môn này khá rộng. Nhưng sơ lược, cách chơi có thể nói như sau: vận động viên ở 1 đội bắt đầu lượt đánh bằng cách là phát bóng từ ngoài đường biên cuối sân, qua lưới, và bay sang phần sân của đội nhận bóng. Đánh bóng chuyền là bộ môn thể thao có nhiều người chơi tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các kỹ thuật chơi bóng. Hôm nay bekanam sẽ hướng dẫn bạn những kỹ thuật cơ bản mà tân thủ cần biết.
Bóng chuyền là môn thể thao có nhiều người chơi
Thể thao là lĩnh vực được nhiều người yêu thích, bởi đây là lĩnh vực không chỉ đem đến sự giải trí mà còn giúp người chơi có sức khỏe phát triển tốt nhất. Trong lĩnh vực thể thao, bóng chuyền là bộ môn dễ thực hiện không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, chỉ cần người chơi kiên trì thực hiện là đạt được mục tiêu. Bởi vậy, kỹ năng đánh bóng chuyền là bước khởi đầu hết sức quan trọng và được nhiều người yêu thích bộ môn bóng chuyền quan tâm.
Để chơi tốt môn bóng chuyền, trước hết người chơi phải nắm được những kỹ thuật cơ bản; để điều khiển trái bóng đi đúng vị trí mình mong muốn. Cái đó gọi là những kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản. Việc chơi tốt môn bóng chuyền yêu cầu VĐV phải có sức khỏe tốt, chiều cao là một yếu tố cần và hơn hết là một nền tảng kỹ thuật cơ bản. Để chơi giỏi môn này VĐV cần có thời gian luyện tập; và trau dồi kỹ năng thông qua những buổi tập.
Những kỹ năng bao gồm rất nhiều động tác mà để kết hợp chúng với nhau mới tạo nên một VĐV toàn diện. Tưởng như những kỹ năng đó rất khó song nếu có thời gian rèn luyện; hoặc chăm chỉ chắc chắn bạn sẽ trở thành một cầu thủ giỏi trong tương lai.
Kỹ năng cần biết khi đánh bóng chuyền
Kỹ năng giao bóng, đỡ bóng
Giao bóng: Động tác đưa trái bóng từ vạch cuối sân bay qua lưới; và sang phần sân của đối thủ. Trong trường hợp này nếu thực hiện được cú giao bóng càng có đường bay khó càng dễ dàng ghi điểm. Trường hợp trái bóng bay ra khỏi sân đối phương; hoặc không qua lưới là quả giao bóng hỏng.
Đỡ bóng bước 1: Khi đối phương phát bóng sang, VĐV thực hiện động tác nhận bóng. Đây được gọi là đỡ bước 1, bạn phải khống chế sao cho không để bóng chạm xuống mặt sân của bên mình. Yêu cầu đỡ bước 1 gọn gàng đến với vị trí chuyền 2; để chuyền 2 thực hiện đường chuyền tấn công cho đồng đội.
Chuyền 2: Chuyền 2 là lần chạm bóng thứ 2 của đội nhận bóng. Bước này chính là để cho vị trí chuyền 2 điều chỉnh hướng đi của trái bóng thuận lợi nhất để đội tấn công.
Kỹ năng đập bóng, chắn và cứu bóng
Đập bóng: Tấn công chính là bước quan trọng để đội bóng có thể ghi điểm. Sau khi bóng rời tay chuyền 2 và treo phía trên lưới thì những vị trí tấn công; như chủ công, phụ công bật nhảy và đập bóng xuống phần sân đối phương để kết thúc đợt tấn công.
Chắn bóng: Động tác chắn bóng là động tác bật nhảy của VĐV chơi ngay trước lưới để ngăn chặn những đợt tấn công của đối phương. Với động tác này tay của VĐV có thể được đưa qua lưới, không được chạm vào lưới.
Cứu bóng: Trong quá trình đối thủ tấn công, nếu đường bóng sắp chạm đất bạn có thể đổ người; hoặc thực hiện thao tác cứu bóng bằng mọi cách để ngăn cản việc ghi điểm từ đối thủ. Kỹ thuật chắn bóng này đòi hỏi người chơi phải vô cùng linh hoạt; cũng như chủ động trong các tình huống. Kỹ thuật này được sử dụng khi mà bóng có nguy cơ chạm sàn đấu.
Rèn luyện để hỗ trợ cho việc sử dụng các kỹ thuật đánh bóng chuyền
Nhảy cao để tham gia đỡ bóng cũng như thực hiện tấn công là vô cùng quan trọng. Trước tiên là thực hiện những bài tập để tăng cường cơ bắp ở chân của bạn. Việc này đồng nghĩa với bạn đang luyện tập để cho đôi chân của mình vững chắc hơn. Để có thể tăng cường được tối đa khả năng của đôi chân; bạn cần thực hiện các bài tập với dụng cụ và thiết bị.
Lặp đi lặp lại trong tăng dần theo thời gian. Đối với bóng chuyền, đập bóng chính là kỹ thuật và yếu tố quyết định về khả năng ghi điểm của đội nhà. Nhảy cao lên trên không, tay giơ cao qua đỉnh đầu sau đó dùng sức để đập bóng; và đưa bóng bay nhanh qua phần sân của đối phương.
Nếu muốn trong quá trình đập bóng mà có được đường bóng xoáy nguy hiểm trước tiên bạn cần luyện tập sao cho cổ tay có được độ dẻo dai và điều chỉnh được hướng đi của bóng sao cho đúng với ý muốn của bản thân. Muốn đập bóng xoáy bạn không nên đập vào chính giữa của quả bóng.